Thứ 5, Ngày 31 tháng 03 năm 2016, 13:37

Bác sĩ 27 năm mới tốt nghiệp: Tinh thần học tập không đáng hoan nghênh!

Về vụ việc trường Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh đào tạo sai phạm trong việc cho điểm, cho đậu nâng điểm cấp bằng cho sinh viên, Để tạo nên “thành quả tốt đẹp” đó phải kể đến sự góp sức không hề nhỏ của Sở Y tế Đồng Tháp. Dù thời gian học tập của sinh viên N.V.C đã hết hạn từ năm 1996, vậy mà ngày 30/6/2008, Sở lại có công văn đề nghị cho sinh viên N.V.C vào học tiếp năm thứ sáu.

Việc bác sĩ N.V.C (Cao Lãnh, Đồng Tháp) hoàn thành chương trình học trong khoảng thời gian 27 năm đã khiến dư luận dậy só

Nhưng nếu xem xét theo một khía cạnh khác thì có lẽ phải trao tặng cho "sinh viên" ấy một bằng khen danh dự bới sự kiên nhẫn hoặc giấy chứng nhận kỷ lục Guiness cho đường học.

Quả thực, trường Đại học Y dược TP HCM rất “nhân ái” khi kéo dài thời hạn học cho ông N.V. C cùng khá nhiều “sinh viên” khác đến mức tối đa. Chưa kể khi sinh viên thi hỏng, có đơn xin xét “vớt” thì trường đã “nhiệt tình” xem xét và “ rộng lòng” cho đậu, cấp bằng, nâng bước nghề nghiệp cho học viên, tăng số lượng y bác sĩ đáng kể cho xã hội. Nhưng nâng chất lượng không thì không ai dám bảo đảm!

Để tạo nên “thành quả tốt đẹp” đó phải kể đến sự góp sức không hề nhỏ của Sở Y tế Đồng Tháp. Dù thời gian học tập của sinh viên N.V.C đã hết hạn từ năm 1996, vậy mà ngày 30/6/2008, Sở lại có công văn đề nghị cho sinh viên N.V.C vào học tiếp năm thứ sáu.

Chẳng những vậy, vào ngày 18/3/2013, Sở một lần nữa có công văn đề nghị trường xem xét cho ông N.V.C được tốt nghiệp để về phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân vùng sâu vùng xa biên giới. Bởi sinh viên ấy mãi không thể tự tốt nghiệp được!

   

Đào tạo nhân lực cho ngành y còn nhiều bất cập? Ảnh: Internet.

Thật là một hành trình dài, khó, nhọc cho một tấm bằng tốt nghiệp!

Nhưng trớ trêu thay cho đường học của ông N.V.C. Bởi mới đây, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có kết luận chính thức về công tác tuyển sinh, đào tạo của trường Đại học Y dược TP HCM có nhiều sai phạm.

Đương nhiên, chiều 24/3, nhà trường thống nhất hủy kết quả tốt nghiệp và bằng tốt nghiệp của ông N.V.C.

Tuy nhiên, tấm bằng đó cũng đã tồn tại được khoảng 4 năm. Không biết trong 4 năm đó, đã có bao nhiêu bệnh nhân “được” thăm khám, kê đơn, chữa trị? Liệu có sai sót nào gây ra hậu quả đáng tiếc hay không?

Việc học tập là việc suốt đời, học tập không phân biệt tuổi tác. Nhưng không thể vin vào lý do đó để thông cảm được cho cách “bác sĩ” N.V.C học, thi, tốt nghiệp, hành nghề được.

Chúng ta không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh khó khăn, càng không thể vin vào lí do vùng sâu, vùng xa để ưu tiên đào tạo và hưởng các chế độ đặc cách một cách đặc biệt như thế! Bởi “ưu tiên” một người bác sĩ là vô tình làm hại hàng nghìn bệnh nhân.

Thậm chí, lí do xin xét vớt đậu tốt nghiệp để phục vụ công tác ở vùng sâu, vùng xa lại càng gây “bức xúc” nhiều hơn.

Chẵng lẽ người dân ở vùng sâu vùng xa không phải là người bệnh? Họ không cần phải được khám chữa bệnh bởi một đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn hay sao?

Và giờ đây, khi vụ việc được đưa ra ánh sáng, người dân lại lăn tăn một câu hỏi lớn khác: Liệu có bao nhiêu y bác sĩ đang hành nghề đã được ưu ái học và thi như thế trên khắp cả nước?

                                                                                                         Trang Hiếu

 

1
Bạn cần hỗ trợ?